top of page

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI? (Behavioral Psychology)

Writer's picture: HappyIntrovert HappyIntrovert

TLH Hành Vi chính thức được thành lập năm 1913 sau khi bài viết của John B. Watson “Tâm Lý Học Dưới Cái Nhìn Của Các Nhà Hành Vi” được xuất bản. Wastson đã trở thành cha đẻ trong mảng TLH Hành Vi và câu nói nổi tiếng mà những người yêu thích TLH đều biết đến khi nhắc về ông.

“Hãy cho tôi những đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng của tôi, nơi mà tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia ở bất cứ lĩnh vực nào – bác sĩ, luật sư, thương gia hoặc thậm chí là một tên trộm hạ đẳng – không phụ thuộc và tư chất hay năng lực của nó, vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó”.


Hành vi học hay TLH Hành Vi là một thuyết học tập cho rằng chúng ta có thể đạt được tất cả những hành vi mong muốn (hoặc loại bỏ những hành vi không mong muốn) dựa trên những “điều kiện” (conditioning). Điều kiện diễn ra thông qua những tương tác với môi trường. Vì thế, các nhà Hành Vi học tin rằng hành động/ hành vi của chúng ta được định hình bởi các phản ứng (response) mà chúng ta có đối với các kích thích ở môi trường xung quanh (Stimuli).

Các hành vi được nhận biết bằng hệ thống của những trạng thái/ hành động có thể QUAN SÁT ĐƯỢC bất kể trạng thái tinh thần bên trong. Không giống như Phân Tâm Học, những nhà TLH Hành Vi không đào sâu trong tiềm thức hay những thứ không thể thấy được, họ lấy những hành vi có thể quan sát được (observable behavior) là tiền đề cho nhận thức (cognition) hay cảm xúc (emotion) và chỉ cần thông qua phản ứng có điều kiện, một người có thể luyện tập để thực hiện nhiều việc khác nhau bất kể gene, tính cách hay hoàn cảnh.

Những Loại Điều Kiện Khác Nhau:

1. Điều Kiện Hóa Cổ Điển (Classical Conditioning): Một kỹ thuật trong huấn luyện hành vi khi hai kích thích (stimuli) được sử dụng cùng nhau lặp đi lặp lại. Phản ứng được tạo ra bởi kích thích sẵn có ( => phản ứng không điều kiện) theo thời gian sẽ tạo ra phản ứng khi kích thích không sẵn có xuất hiện ( => phản ứng có điều kiện).

2. Điều Kiện Hóa Từ Kết Quả (Operant Conditioning) – bởi B.F Skinner: một phương thức học tập diễn ra dựa vào “củng cố” (reinforcements) để đạt được những hành vi mong muốn và “trừng phạt” (punishment) để giảm đi những hành vi không mong muốn. (*) Có hai loại trừng phạt tích cực và tiêu cực.

3. Học Tập Quan Sát (Observational Learning) – thí nghiệm Bobo doll của Bandura: việc học tập có thể diễn ra từ việc quan sát hành vi của những người xung quanh và bắt chước, làm theo.

(*) Bài viết về thí nghiệm nổi tiếng "Little Albert" của Watson tại: https://bitlylink.com/YlEbb


Bởi Thiên Kim ============== Nguồn: History and Key Concepts of Behavioral Psychology. Kendra Cherry. Verywellmind.com Ảnh: commons.wikimedia.org

14 views0 comments

Commentaires


Post: Blog2_Post

©2019 by A Happy Introvert. Proudly created with Wix.com

bottom of page