Khái niệm “vô thức” của Sigmund Freud được miêu tả khá phổ biến. Freud cho rằng nó là những ký ức bị kìm nén nhưng vẫn tạo ra sự ảnh hưởng lên hành vi con người. Vì thế, mục đích của Phân Tâm Học là mang những vô thức vào nhận thức.
Ẩn dụ được sử dụng nhiều nhất để miêu tả quan điểm của Freud về vô thức đó chính là “tảng bang trôi”. Đỉnh của tảng băng trôi nổi trên bề mặt nước là “nhận thức” (consciousness) – tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và ký ức chúng ta có thể nhận biết được khi nghĩ đến. Nhưng cũng như một tảng băng, nhiều thứ xảy ra bên dưới bề mặt – sự phản ảnh dưới mặt nước là “vô thức” (unconsciousness) mà chúng ta không thể nhận biết được. Những ký ức quá đau đớn để nhớ lại thường bị đè nén, nhưng chúng vẫn ở đó – tạo áp lực lên một cá nhân bằng những cách chúng ta không hiểu được.
Ba Cấp Độ Tâm Trí của Freud (được ẩn dụ trong Tảng “Băng Trôi”) Freud chia tâm trí thành ba mức độ, mỗi mức độ có chức năng và vai trò riêng:
![](https://static.wixstatic.com/media/bdee11_47b755547b4149bf936f7764c8bcdc1a~mv2.png/v1/fill/w_768,h_512,al_c,q_90,enc_avif,quality_auto/bdee11_47b755547b4149bf936f7764c8bcdc1a~mv2.png)
(1) Nhận Thức (Conscious): những suy nghĩ, cảm nhận, ký ức và mong muốn chúng ta nhận thức được tại bất cứ thời điểm nào.
(2) Tiềm Thức (Preconscious): những thứ có khả năng để đem vào nhận thức.
(3) Vô Thức (Unconscious): kho chứ cảm xúc, suy nghĩ, thôi thúc và ký ức nằm bên ngoài nhận thức của chúng ta. Hầu hết các nội dung của vô thức là không thể chấp nhận hoặc khó chịu, như những đau đớn, lo lắng hoặc mâu thuẫn.
Miếng Trượt của Freud (Freudian Slip)
Cách để hiểu nhận thức và vô thức hoạt động như thế nào là nhìn vào những lời “trót lưỡi đầu môi” (lỡ lời). Nhưng câu nói “lỡ lời” hoặc không chủ ý này tiết lộ những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiềm ẩn, vô thức.
Ví dụ như một người đàn ông đã lỡ dùng tên của người bạn gái cũ khi nhắc đến người yêu hiện tại. Nhiều người nghĩ anh ta đã lỡ lời, nhưng Freud cho rằng việc lỡ lời tự bộc phát này đến từ “tiềm thức” đột nhiên xâm nhập vào “ý thức”, thường là do cảm xúc không được giải quyết hoặc kìm nén.
Nếu tâm trí nhận thức được thể hiện trên đỉnh của tảng băng, tâm trí vô thức sẽ tạo nên một khối lớn nằm bên dưới. Ký ức và cảm xúc quá đau đớn, xấu hổ hoặc đau khổ khi đối mặt với ý thức sẽ được lưu trưc trong hồ chứa của tâm trí vô thức.
Thiên Kim Biên Soạn.
Comments