Đa phần mọi người đều có một mong muốn thầm kín, đó là trở nên "mặn mà" hơn.
Khi lướt những cụm từ tìm kiếm hàng đầu (những gì mọi người tìm kiếm để truy cập trang web Science of People), cụm đứng đầu danh sách là: “Làm sao để trở nên thú vị”
Điều này thật kì lạ. Tại sao ư? Bởi đó không phải là một từ mà mọi người hay dùng. Người ta thường nói: “Tôi muốn có sức hút/ Tôi muốn trở nên ấn tượng/ Tôi muốn là người quyền lực/ Tôi muốn là người thành công” nhưng “Tôi muốn trở nên thú vị” là điều khá lạ lẫm. Nó có vẻ là một ước muốn thầm kín, một bí mật mà chúng ta chỉ chia sẻ với các công cụ tìm kiếm. Vậy thì đừng lo lắng nữa!
![](https://static.wixstatic.com/media/bdee11_2f199cd353e54894b322dca12c800818~mv2.jpg/v1/fill/w_672,h_849,al_c,q_85,enc_avif,quality_auto/bdee11_2f199cd353e54894b322dca12c800818~mv2.jpg)
Sau đây là một vài tin tốt dành cho bạn:
✉ Bạn không hề nhạt
Bạn sở hữu những điều tuyệt vời trong con người: những ước muốn thầm kín, những ý tưởng độc đáo. Điều chúng ta cần làm là kích hoạt nó. Nhưng có một vấn đề là: rào cản lớn nhất chính là nỗi sợ. Nỗi sợ gây ra những nghi ngờ về sự thú vị trong chúng ta. Sợ hãi đồng nghĩa với việc lo lắng người khác đánh giá ý tưởng của mình.
• Nghi ngờ bản thân
• Sợ những gì họ nghĩ về mình.
Vì thế mà chúng ta chọn cách che giấu những điều thú vị, giữ lại những ý tưởng và không thể hiện con người thật của mình ra bên ngoài.
‣ Điều khiến bạn kém thú vị là nỗi sợ của chính bạn
Nỗi sợ làm chúng ta suy sụp. Nó không chỉ dập tắt mong muốn được chia sẻ những điều thú vị mà còn dập tắt khao khát làm những điều đó của chúng ta.
Nếu như bạn lo lắng rằng bạn không đủ “mặn”, nỗi sợ đó sẽ tách bạn khỏi những thứ hay ho và những con người thú vị. Nó như kiểu khi bạn nói chuyện:
A: Xin lỗi nhé, tớ không phải một người thú vị.
B: Oh ok.
Khi nỗi sợ xâm chiếm bạn, nó không chỉ làm bạn bớt thú vị mà còn khiến bạn kém thu hút, ấn tượng và thành công trong mắt người khác. Nhưng đoán xem. Bạn đang kiểm soát trực tiếp mức độ thú vị của một người. Sự thú vị và sự lười biếng tỷ lệ nghịch với nhau. Có thể gọi đây là “quy tắc lười biếng”.
QUY TẮC LƯỜI BIẾNG⏰
‣ Bạn càng lười thì bạn sẽ càng kém thú vị.
‣ Bạn càng chủ động thì sẽ càng thú vị.
Bạn đã bao giờ gặp một người lười nói chuyện chưa? Họ không nắm quyền sở hữu những ý tưởng của họ hay ngay cả cuộc hội thoại đó. Đây là một vài ví dụ khi bạn nói chuyện với một người không có hứng thú:
A: Cậu thích làm gì để vui vẻ?
B: Hmmm … tớ chả làm gì cả.
A: Cậu đang đọc gì thế?
B: Có gì đâu.
A: Cậu có gì muốn hỏi tớ không?
B: Không?
Những người kém thú vị thường lười biếng.
Họ không làm những điều thú vị
Họ không suy nghĩ theo cách thú vị
Họ muốn bạn là người chủ động trong cuộc nói chuyện
Họ muốn được giải trí bởi những người xung quanh
Nhưng không phải theo cách này. Tất cả những gì bạn phải làm là: CHỐNG LẠI SỰ LƯỜI BIẾNG này.
Phần II: 5 Bước Để Trở nên "Mặn Mà" Hơn.
Kim Chi Dịch -A Happy Introvert
======================
Nguồn: How to Be More Interesting: 5 Steps You Can Take Today. ScienceofPeople.
Comments