top of page

7 CÁCH ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI KIỂU NGƯỜI "ĐỘC HẠI".

Writer's picture: HappyIntrovert HappyIntrovert
Những kiểu người độc hại thường có những lời nói dối, thái độ và hành vi khiếm nhã. Hay tệ hơn nữa, họ sẽ lợi dụng bạn. Tiếp xúc với người độc hại có rất nhiều hệ lụy, bạn cảm thấy bản thân mình mất đi sự tự tin, cảm thấy tội lỗi và mặc cảm kéo dài khiến điều đó gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của bạn, để đối phó với loại người này bạn cần có những kĩ năng nhất định, vậy bạn sẽ làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng từ những người chỉ biết nghĩ cho bản thân này?


1. Thiết lập giới hạn tiếp xúc.

Bạn cần phải xác định rõ thời gian và sự nhiệt tình mà bạn có thể dành ra để đối đãi với người khác. Khi tiếp xúc với một người có tính xấu, bạn cần phải xác định được rõ thời gian và cách thức mà cả hai dành cho nhau.

Người xưa có câu “Mưa dầm thấm lâu” và điều đó là tương ứng với trường hợp này, khi bạn tiếp xúc với một người không lành mạnh trong một môi trường cũng tồi tệ không kém thì ít nhiều bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ta cần hạn chế hết sức mức độ ảnh hưởng này bằng cách thiết lập ra một giới hạn tiếp xúc giữa bạn và họ.

2. Thiết lập ranh giới cảm xúc.

Bạn không thể lúc nào cũng hạn chế được thời gian mà bạn phải dành cho một người nhất định. Sau tất cả, ta không được tự chọn cho bản thân mình một người đồng nghiệp đúng gu, một vị giáo sư hay một ông sếp đúng kiểu bạn thích. Khi bạn không thể hạn chế tiếp xúc với những người xấu tính, hãy giới hạn năng lượng cảm xúc của bạn dành cho họ, điều này đồng nghĩa bạn đừng nên để tâm và suy nghĩ quá nhiều về họ.

Hạn chế cảm xúc vui buồn hay thất vọng và đừng phàn nàn về họ trong thời gian rảnh rỗi. Thay vì ngồi đó và nói về một điều khiến mình khó chịu, sao ta không làm những điều có ích cho bản thân hơn? Ta sẽ không thấy buồn phiền để tận hưởng một ngày nhẹ nhàng và không còn những cảm xúc nặng trịch ngự trị trong đầu. Và cũng đừng cho họ quyền để quyết định một ngày của bạn sẽ trở nên tồi tệ hay tốt đẹp, “một ngày mới” nằm trong tay bạn và chỉ bạn mới có thể quyết định mình sẽ sống ra sao, hãy luôn nhắc nhở bản thân điều chỉnh lại cảm xúc của mình.

3. Làm việc dưới sự kiểm soát của chính mình mà không phải ai khác.

Có thể sẽ rất thoải mái khi nghĩ về những điều như “Ước gì mẹ mình đã không nó ra những bình luận kì cục nhiều như vậy”; hoặc “Tôi ước ông chú tôi không uống đến say mèm vào những ngày lễ” nhưng điều đó là vô ích, thời gian sẽ không ngừng trôi qua khi bạn dừng lại để ước ao một điều gì đó, bạn không thể bảo ai khác phải làm gì cũng như họ không thể bảo bạn phải làm gì.

Tập trung vào việc kiểm soát cách bạn phản ứng với sự việc. Cho dù bạn lên tiếng hay bỏ qua, vẫn sẽ luôn có những lựa chọn trong cách bạn đối phó với chúng.

Lấy một ví dụ khi ai đó làm bạn phật lòng, bạn không thể giãy nảy lên quát vào mặt họ một cách vô duyên hay bắt họ câm đi và đừng nói nữa. Đừng phản ứng một cách thái quá vì điều đó sẽ để lại một ấn tượng và cảm xúc tồi tệ đó sẽ khó phai hơn, hãy chọn im lặng hoặc nói ra những điều mình suy nghĩ.

4. Thực hiện những gì bạn đã nói.

Liên tục đe dọa sẽ cắt đứt liên lạc với người khác hoặc nói với ai đó rằng bạn sẽ không cho họ những gì họ muốn lần nào nữa, điều đó sẽ làm tình hình tồi tệ hơn. Nếu bạn đang hạn chế tiếp xúc với ai đó, hãy hành động trong chính từng câu từ bạn thốt ra. Nếu không, bạn sẽ chỉ góp phần làm rối mù các mối quan hệ thêm thôi.

5. Điều chỉnh suy nghĩ riêng của bản thân.

Nghĩ về những điều như là “Cô ấy luôn làm hỏng ngày của tôi”; hoặc “Anh ấy luôn khiến tôi cảm thấy mặc cảm” sẽ đem lại ảnh hưởng xấu đến bản thân. Khi bạn nhận ra mình bắt đầu có suy nghĩ tiêu cực hãy, làm một cuộc độc thoại lành mạnh với chính bản thân, nhắc nhở bản thân rằng bạn có sự lựa chọn của mình, đừng khiến mình trở thành nạn nhân của những thứ không đáng.

6. Xây dựng kĩ năng đối phó lành mạnh.

Kể cả khi bạn thiết lập ranh giới cảm xúc với người xấu tính, họ vẫn có thể khiến bạn kiệt sức, có những chiến lược và kĩ năng đối phó sẽ giúp bạn vững vàng. Hãy thử nhiều cách để tìm ra một kĩ năng của riêng bạn - từ lòng biết ơn đến thiền định, giữ cho sức khỏe bản thân khỏe mạnh. Khi bạn có quá nhiều thói quen xấu trong cách sống như thức đêm, ăn quà vặt hay hành hạ cơ thể bạn với rượu bia thì sẽ rất khó để giữ vững cho tâm hồn bạn mạnh mẽ. Tâm trí bạn thoải mái với những thói quen nhưng cơ thể bạn thì không. Tâm trí và cơ thể luôn liên kết với nhau và chúng luôn gây ảnh hưởng lên nhau bằng một cách nào đó.

7. Trung thực với giá trị của bản thân.

Xin nghỉ một công việc để thoát khỏi môi trường không lành mạnh không có nghĩa là bạn không đủ mạnh mẽ để giải quyết nó một cách khôn ngoan, thay vào đó, nó có nghĩa là bạn đặt hạnh phúc của mình lên trên tiền bạc. Tương tự như vậy, cắt đứt liên lạc với một người thân yêu, đem họ ra khỏi cuộc sống không có nghĩa là bạn độc ác, nó có thể là vì thứ tốt nhất bạn có thể làm là kết thúc mối quan hệ đó. Khi bạn biết những gì là quan trọng, bạn sẽ khiến cho cuộc sống của mình dễ thở hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không phạm sai lầm, kiểu người độc hại luôn có thể gây ảnh hưởng xấu lên chúng ta. Nhưng trước khi bạn cư xử theo những gì bạn tin tưởng, bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân mà mình sở hữu.

Dịch bởi Pamlord - A Happy Introvert =================== Nguồn: 7 Better Ways to Deal With Toxic People. Amy Morin. PsychologyToday. Ảnh: inagblog.com/2019/07/giulia-rosa/

44 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentários


Post: Blog2_Post

©2019 by A Happy Introvert. Proudly created with Wix.com

bottom of page