Bạn chỉ được lựa chọn một trong hai: thật thà hoặc không thật thà, một kẻ gian dối hay một kẻ thành thật?
Một kẻ nói dối “chân thật” không nói rằng họ đang kể một sự thật, vì thế, họ có thể chính đáng phủ nhận những buộc tội về việc không thành thật.
Nhưng sự thật, khái niệm này hiếm khi xảy ra trong thực tế. Hãy thử nghĩ về nó: Có bao nhiêu người bạn biết sẽ tiết lộ rằng, “Tôi không hề nói là tôi đang nói thật” trước khi bắt đầu “bài diễn văn” của họ? Chúng ta có thể đoán rằng chỉ một ít.
Chúng ta có muốn những kẻ nói dối “trung thực” trong cuộc sống của mình?
Một điều quan trọng chúng ta phải nhận ra rằng có một vài trường hợp mà chúng ta cần đến họ. Ví dụ như những diễn viên chuyên nghiệp, họ không nói với chúng ta rằng họ sẽ đánh lừa chúng ta trong những bộ phim truyền hình nhưng chúng ta biết đó là mục đích của họ. Và sự thật rằng, lối diễn xuất họ càng thuyết phục, bộ phim sẽ càng tốt hơn.
Vậy tại sao chúng ta có thể chấp nhận một vài kẻ nói dối “trung thực” mà không phải những kẻ khác? Như thế nào nếu mọi người tin vào những lời nói dối đó là sự thật? Điều đó khiến những kẻ này là người “trung thực” hay “giả dối”?
![](https://static.wixstatic.com/media/bdee11_580f8391193c45a7840acf96b4c62926~mv2.jpg/v1/fill/w_970,h_546,al_c,q_85,enc_avif,quality_auto/bdee11_580f8391193c45a7840acf96b4c62926~mv2.jpg)
Ví dụ một lần nữa, những người diễn viên. Những người “nối dối sân khấu” này không gây hại gì vì chúng ta đều đồng ý rằng mục đích của họ là để giải trí chứ không phải để khai thác, tổn thương chúng ta. Vì thế, “Mục đích” là vấn đề cốt yếu không chỉ trong việc phân biệt những người nói dối với những người nói dối “thành thật” (như một nghệ sĩ giải trí), mà còn với những người nói dối chúng ta với những sự việc không mong muốn hoặc cảm giác tổn thương.
Những mục đích này thường không thể hiện rõ, và cho dù có là thế, chúng có thể bị chối bỏ vì không cách nào chúng ta có thể xác minh môt cách khách quan. “Tôi không cố ý như vậy”, là một câu rất dễ để nói ngay cả khi họ đang "rất cố ý”. Vậy làm sao chúng ta biết được?
Chúng ta sống dựa trên những đồng thuận về những “sự thật”, nhưng những “sự thật” không phải lúc nào cũng đồng thuận với nhau. Khi điều đó xảy ra, khả năng cao sẽ không có một người thứ ba xuất hiện phân minh rằng sự thật này là sự thật và sự thật kia không phải sự thật. Vậy “sự hợp lí” có phải là một tiêu chí đủ để xác minh lời nói dối? Sẽ không nếu chúng ta thừa nhận rằng những điều rất vô lí đôi khi sẽ xảy ra. Mặc dù rất hiếm, nhưng điều đó không đồng nghĩa nó sẽ không diễn ra được.
Tin hay Không Tin?
Không bất ngờ rằng những người “dễ tin” thường là những người “dễ bị lừa dối” hơn những người thận trọng hoặc "hay nghi ngờ". Những người dễ tin này thường là những mục tiêu chú ý cho những kẻ gian dối. Mặc dù nó khiến chúng ta dễ tổn thương, nhưng tôi vẫn tin rằng chúng ta phải tin tưởng lẫn nhau nếu chúng ta muốn được sự bình thản.
Có một câu nói rằng, “Cái gì bạn không biết thì không tổn thương bạn được”. Trong một pham vi nào đó, điều này là đúng. Những nghiên cứu cho rằng những người có niềm tin hay sự tin tưởng sống vui vẻ và tuổi thọ cao hơn những người hay đa nghi.
Tuy nhiên, nghiên cứu không xác định được số lần những người “dễ tin” này bị lừa dối, lợi dụng nên không thể thực sự biết trong hai loại người này, ai sẽ có lập trường giỏi hơn. Nếu bạn quá dễ tin tưởng thứ gì đó, thì rủi ro bị lừa dối càng cao. Còn nếu bạn quá đa nghi, rủi ro rằng bạn sẽ không tin khi gặp một người trung thực.
Vậy, người lựa chọn chính là bạn: bạn dám chấp nhận rủi ro nào?
Bởi Paul Ekman, Ph.D, PsychologyToday
Thiên Kim Dịch
Comments