Đối với những bệnh lí cơ thể, thường chúng ta sẽ dễ phân biệt được khi nào cơ thể chúng ta đang “bình thường” và “bất bình thường” bằng những biểu hiện rất rõ như ho, nhiệt độ cơ thể cao, đau một chỗ cụ thể, etc. Nhưng đối với những bệnh tâm lí (mental disorders), những dấu hiệu không xuất hiện rõ và cũng khiến chúng ta khó nhận định liệu một người có những biểu hiện của “tâm bệnh” hay không.
Như những bài trước đề cập phân biệt giữa trầm cảm và “bị buồn” hay định nghĩa bệnh “hay lo”, vậy đâu là ranh giới chính xác để phân biệt những điều này? Dưới đây là ba tiêu chuẩn trong tâm lí học để nhận dạng những dấu hiệu đầu tiên của tâm bệnh trước khi được chuẩn đoán.
![](https://static.wixstatic.com/media/bdee11_431f7b165d6742649fdc01ee6b7e99fc~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_549,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_avif,quality_auto/bdee11_431f7b165d6742649fdc01ee6b7e99fc~mv2.jpg)
1. Phiền Muộn Được Nhận Thấy Rõ
Phiền muộn ở đây là những điều trái với tâm lí tích cực như cách một người nhìn nhận bản thân (khả năng về những bệnh trầm cảm), nhìn nhận thực tế (khả năng cho những bệnh hoang tưởng), khả năng phát triển và độc lập, những mối quan hệ gia đình bạn bè. Nếu cá nhân có một cái nhìn tích cực được thể hiện rõ ở những vấn đề trên, thì tâm lí họ được cho là đang khỏe mạnh. Và ngược lại, nếu họ có cái nhìn tiêu cực về vấn đề trên, họ có thể đang có biểu hiện của những bệnh tâm lí.
Những phiền muộn không những thể hiện trong những cuộc tâm sự, mà còn trong những câu nói “bâng quơ” của một người mà chúng ta nghĩ đó chỉ là những suy nghĩ thoáng qua của họ. Ví dụ: một người có tâm lí khỏe mạnh cũng có những cảm xúc buồn vui, nhưng bỗng một ngày họ lập đi lập lại về việc từ bỏ gia đình, công việc hay nói đùa rằng chỉ muốn chết đi cho rồi (đề cập tới cái chết mà trước giờ họ không nhắc đến). Sự phiền muộn thể hiện rõ và kéo dài là dấu hiệu đầu tiên với một người “bất bình thường” trong tâm lí.
2. Những Hành Vi Sai Lệch về mặt Chức Năng/ Thân Thể.
Những người có tâm lí khỏe mạnh thường hoàn thành những chức năng của họ trong một ngày (ăn, ngủ, làm việc, giao tiếp, vệ sinh cá nhân) ở một mức độ nhất định (không nhiều không ít). Nhưng đối với những người có biểu hiện tâm lí “bất bình thường”, cách họ thực hiện chức năng hằng ngày có thể vượt qua mức bình thường hoặc ít hơn mức bình thường.
Ví dụ:
Chán Ăn Thần Kinh (Anorexia Nervosa) <= quá ít, bỏ <=> ĂN <=> quá nhiều => Rối Loạn Ăn uống (Binge Eating Disorder)
(tiền đề) Rối loạn tính cách, Hoang tưởng <= không hoàn thành <=> Vệ Sinh Cá Nhân => thực hiện quá nhiều trong một ngày => Ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Ngoài ra, những hành vi làm hại bản thân như rạch tay, sử dụng chất kích thích hay những hành động mang tính mạo hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân.
3. Những Hành Vi Đi Ngược Chuẩn Mực Xã Hội
Những chuẩn mực xã hội không những bao gồm pháp luật, mà còn là những qui luật chung mà chúng ta tuân theo như không nói chuyện với những người không quen biết, trả tiền khi lấy một món đồ, ăn mặc chỉnh tề. Tùy vào mức độ vi phạm và sự quan trọng của chuẩn mực mà chúng ta có thể xác định một người có “bất bình thường” hay không.
Ví dụ: một người lấy một món đồ không trả tiền => trộm cấp nhưng một người lạ tiếp cận chúng ta, hay đi ngoài đường và nói những điều không thực tế, la hét, nói chuyện một mình => dấu hiệu của bệnh hoang tưởng (thường chúng ta sẽ gắn mác họ là những người “khùng”, “điên”, “tâm thần” và vâng vâng).
Các bạn có thể thấy rất dễ để nhận biết một người có tâm lí “bất bình thường” dựa trên mức độ này, nhưng không phải trường hợp nào người thân họ có thể tìm ra được (Vd: một người lớn tuổi có gia đình và con cháu, nhưng khi ra ngoài xin tiền của người khác => dấu hiệu hoang tưởng).
3 tiêu chí trên (tùy mức độ) không chỉ áp dụng cho những bệnh như trầm cảm, rối loạn lo lắng, ăn uống mà còn cho những tâm bệnh cần sự hỗ trợ của bác sĩ và y tế. Tâm lí “bất bình thường” (abnormal psychology) có thể là bất cứ “tâm bệnh” gì chỉ cần nhích lên hoặc lùi xuống một chút trên cọng dây “bình thường”, hiểu biết được điều này cũng khiến chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giúp đỡ cho bản thân và người thân xung quanh.
Bởi Thiên Kim
Source: https://www.simplypsychology.org/abnormal-psychology.html Ảnh: Sưu tầm
Comments