top of page

Phân Biệt "Trầm Cảm" và "Bị Buồn" [TRẦM CẢM PHẦN 1]

Writer's picture: HappyIntrovert HappyIntrovert

"Trầm Cảm" là hai từ mà dạo gần đây đã xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, có thể vì hậu quả của căn bệnh này đã được báo chí đưa đến tai người đọc, nghe và xem. Các bài báo về tự tử ở tuổi vị thành niên do trầm cảm, trầm cảm sau khi sinh ở phụ nữ hay các "bs tâm lí" trên mạng thường nói rằng "chấn sang tâm lý" dẫn đến trầm cảm. Nhưng tất cả điều này cũng không thể cho người tiếp cận thông tin hiểu rõ bản chất của căn bệnh này, và dễ dẫn đến sự bối rối giữa việc "trầm cảm" thật sự và "bị buồn". Vì thế, để phân biệt giữa hai loại hình khác nhau này, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ sự tình của căn bệnh "trầm cảm".


[Trầm Cảm Là Gì?]

Trầm cảm chính xác là một căn bệnh (hay dễ nghe hơn là "tâm bệnh"), và nó chỉ là một khái niệm chung bao gồm những căn bệnh trầm cảm nói riêng như 1. Major Depression (Rối loạn trầm cảm chính) 2. Perinatal Depression (Trầm cảm sau khi sinh) 3. Bipolar Disorder (Rối loạn lưỡng cực) 4. ... Mỗi căn bệnh trầm cảm có những triệu chứng riêng, nhưng nhìn chung nó xuất phát từ cảm xúc tiêu cực, buồn bã kéo dài hơn "mức bình thường", ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, công việc, các mối quan hệ xung quanh, cô lập với xã hội. (*) Triệu chứng, nguyên nhân... đón xem phần 2 ___________________ [Vì sao Trầm Cảm là một Căn Bệnh?]

Một người khi cảm thấy buồn bã, đau khổ; tùy vào trường hợp mà cảm xúc kéo dài bao lâu (vd: chia tay, người thân mất), có lúc nó sẽ kéo dài vài năm mà chúng ta hay gọi là "vết thương lòng". Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe, năng lực làm việc và các mối quan hệ xung quanh. Buồn bã là thứ mà bản thân mỗi chúng ta đều trải qua. Nhưng đối với trầm cảm (tùy mức độ mà) nó sẽ ảnh hưởng tới "chức năng thường ngày" của một người, như thiếu sức sống, công việc trở nên trể nãi hơn thường ngày, chán ăn, mất ngủ, cô lập mình với mọi người, và những hành động khác thường của người đó sau tâm bệnh (được quan sát bởi người thân). Những triệu chứng kéo dài (trên 6 tháng để chẩn đoán là trầm cảm), và sẽ dẫn đến một hậu quả không ai mong muốn nếu những người xung quanh không kịp giúp đỡ - đó chính là tự kết liễu bản thân. Theo một cách dễ hiểu, những người mang trong mình bệnh trầm cảm bị nhốt bên trong một "vòng tròn" được tạo bởi những cảm xúc tiêu cực, còn bên ngoài là những điều họ đối mặt hàng ngày. Do bị kẹt cứng, nên họ bắt đầu nhìn cuộc sống qua vòng tròn đó. Nếu bạn đang gặp biến cố trong cuộc sống, cảm giác đau khổ mỗi ngày và bạn nghĩ bạn có thể mắc bệnh trầm cảm. Thì xin chúc mừng, xác suất cao là bạn vẫn bình thường, đó chỉ là những vết thương lòng mà bản phải trải qua để trưởng thành thôi. Thường người trầm cảm không nhận ra bản thân mình đang mắc kẹt trong "vòng tròn tiêu cực", hoặc dù nhận ra, họ vẫn không thể thoát ra được. Đến lúc này, họ cần phải được tư vấn và điều trị. ____________________ [Hồi xưa làm gì có ai bị Trầm Cảm?]

Câu trả lời là hoàn toàn có, không phải những gì chúng ta không thấy là không hề xảy ra. Ngày xưa, những kiến thức về tâm lí học ở nước ta khá hạn hẹp, nên không có một từ đặc biệt để miêu tả cho việc này. Vẫn có người tự tử vì vỡ nợ, vì gia đình li tán, hay chúng ta nói những người lâm vào đường cùng. Họ không còn lí do để sống và đó cùng là một phần diễn biến của trầm cảm. Một lí do khác để nói tại sao bây giờ bệnh trầm cảm lại được quan tâm nhiều hơn ngày xưa, đó là do ở XH hiện đại, giá trị vật chất đã được tăng cao, nhiều cơ hội mở ra và con người không còn phải chật vật như xưa. Cũng chính từ lúc này, giá trị tinh thần cũng được đòi hỏi và nâng cao. Khi con người đã lo được chuyện "ấm no", thì sẽ mong muốn được "hạnh phúc". Để gặt hái được giá trị tinh thần này, chúng ta cũng phải tìm ra những "tâm bệnh" mà loại trừ nó, đảm bảo một cuộc sống "ấm no hạnh phúc". Trầm cảm là một căn bệnh, nó có thể xảy ra ở bất kể độ tuổi và hoàn cảnh. Buồn phiền có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, nhưng không phải ai "bị buồn" đều sẽ mắc phải những triệu chứng này. Trong cuộc sống hỉ nộ ái ố là những cảm xúc chúng ta đều có, nhưng để nó ảnh hưởng tới chất lượng sức khỏe và đời sống thì hoàn toàn có thể trở thành một tâm bệnh. Vì thế, chúng ta không nên dùng "trầm cảm" như một thứ gì đó mà nó có thể xảy ra thường xuyên hay dễ dàng gạt bỏ, vì nó là một điều khác hoàn toàn với những nỗi buồn của chúng ta. Bởi Happy Introvert ============== Ảnh: boredpanda.com Nguồn: tổng hợp ==============

22 views0 comments

Opmerkingen


Post: Blog2_Post

©2019 by A Happy Introvert. Proudly created with Wix.com

bottom of page