top of page

GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC THẦN KINH (PHẦN I) #Neuroscience

Writer's picture: HappyIntrovert HappyIntrovert

Series giới thiệu về Khoa Học Thần Kinh gồm 8 phần trong đó 7 bài viết đầu sẽ phân tích cấu tạo của mỗi bộ phận hình thành nên bộ não con người. Phần cuối cùng nhằm củng cố kiến thức và áp dụng vào các trường hợp cụ thể và mối liên hệ với Tâm Lý Học Lâm Sàng. Lưu ý: Bài viết thuộc bản quyền của dịch giả đóng góp cho trang A Happy Introvert. Mọi sao chép và chia sẻ đều phải đính kèm tên người dịch kèm theo trang đã được ủy quyền. Xin cảm ơn! _________________

Bộ não con người bao gồm những cơ quan chính sau đây: vỏ não (cerebral cortex); thân não (brain stem); tiểu não (cerebellum); đồi thị (thalamus); vùng hạ đồi (hypothalamus); hệ bản tính (limbic system) và hạch nền (basal ganglia).

Vỏ Não (Cerebral Cortex) được cấu tạo từ bốn thùy não: thùy trán (frontal lobe), thùy đỉnh (parietal lobe), thùy thái dương (temporal lobe) và thùy chẩm (occipital lobe).



1. Thùy trán


Đây là thùy lớn nhất, nằm ở phía trước bán cầu não và nắm giữ chức năng của bộ nhớ tiềm năng (prospective memory). Đây là một loại bộ nhớ liên quan đến việc lưu trữ các kế hoạch mà con người đã thực hiện, từ các kế hoạch ngắn hạn hàng ngày đến các kế hoạch dài hạn mà cá nhân mong muốn thực hiện trong tương lai. Chức năng tiếp theo là ngôn ngữ và khả năng nói. Thùy trán có một khu vực được gọi là khu vực Broca, nằm ở phía sau thấp hơn trục trước có nhiệm vụ lập trình ngôn ngữ và lời nói. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chức năng chính của khu vực Broca này là cầu nối trung gian cho các biểu hiện cảm giác bắt nguồn từ vỏ thái dương tiếp nhận tới vỏ não vận động.

Trong những thế kỷ qua, một số nhà nghiên cứu đã mô tả rằng chấn thương thùy trán có thể dẫn tới những thay đổi về tính cách. Một trong những trường hợp đó là Phineas Cage, một thanh niên vốn được cho là hòa nhã, lịch sự, đến khi anh bị một thanh sắt lớn xuyên qua mắt và làm tổn thương nghiêm trọng tới thùy trán. Chấn thương này khiến Phineas trở nên vô cảm, thực hiện những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội và gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi thùy trán bị tổn thương, có năm sự thay đổi trong tính cách xảy ra gồm: rối loạn điều hành; hành vi bị xáo trộn; rối loạn cảm xúc; giảm năng lượng; mệt mỏi; mất kiểm soát trong việc di chuyển và đưa ra quyết định.

2. Thùy đỉnh

Thùy đỉnh nằm ở phía sau thùy trán, nằm trên thùy thái dương và được phân loại thành hai vùng chức năng chính gồm thùy đỉnh trước và thùy đỉnh sau. Thùy đỉnh trước chứa hệ cảm giác chính, nằm trong trục quay sau (postcentral gyrus). Hệ cảm giác tiếp nhân thông tin cảm giác từ đồi thị, mang nhiệm vụ giải thích các tín hệu từ hệ thần kinh cảm giác (somatosensory) như: chạm, vị trí, rung, áp suất, đau, nhiệt độ. Thùy đỉnh sau gồm: thùy đỉnh trên và thùy đỉnh dưới. Thùy đỉnh trên gồm sự tổ chức của hệ thần kinh cảm giác, có chức năng thực hiện vận động. Thùy đỉnh dưới có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu tích hợp cảm giác với các tình thái khác từ nguồn trực quan (visual inputs) và nguồn thính giác (auditory inputs) để cấu thành nên những nhiệm vụ bậc cao như: động cơ cảm giác (sensorimotor), học tập, ngôn ngữ, nhận dạng không gian (spatial recognition) và nhận thức lập thể (stereognosis – khả năng phân biệt các vật dựa trên kích thước, hình dạng và trọng lượng của vật).

3. Thùy thái dương

Thùy thái dương có hai bề mặt: bề mặt trên (lateral surface) và bề mặt trung gian (medial surface). Bề mặt trên là hệ thính giác thứ hai có chức năng giải thích âm thanh, được thực hiện chủ yếu trong một nhiệm vụ nào đó. Một số nghiên cứu cho rằng bề mặt trên cũng có chức năng lưu trữ âm vị (phonological) trong quá trình học từ mới bằng cách liên kết với các phụ âm đã được học trước đó.

Bề mặt sau có nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ nhớ khai báo (declarative memory). Bộ nhớ khai báo là một loại bộ nhớ dài hạn liên quan đến việc ghi nhớ các khái niệm hoặc ý tưởng và sự kiện đã xảy ra hoặc được củng cố dài hạn. Bộ nhớ khai báo được chia thành ba loại bộ nhớ sau: bộ nhớ dữ liệu (semantic memory); bộ nhớ nhận dạng (recognition memory) và bộ nhớ sự kiện (episodic memory). Bộ nhớ nhận dạng lại chia thành hai loại bao gồm hồi ức (recollection) và sự quen thuộc (familarity). Bộ nhớ hồi ức nói tới việc bạn có thể nhớ một vật và các tiểu tiết liên quan đến vật đó. Còn bộ nhớ quen thuộc nói tới việc bạn nhớ rằng mình đã thấy một vật hoặc một người nào ở đâu đó nhưng không thể nhớ được bất cứ chi tiết nào. Ví dụ, khi bạn nói với một người rằng khuôn mặt người đó rất quen nhưng bạn không thể nhớ đã gặp họ khi nào và ở đâu.

4. Thùy chẩm

Thùy chẩm nằm ở phần sau của vỏ não, có nhiêm vụ giải thích các thông tin và kích thích thị giác. Hệ thị giác chính tiếp nhận thông tin từ võng mạc mắt cũng nằm ở thùy chẩm. Bất cứ sự tổn thương nào tới thùy chẩm đều có thể gây ra các vấn đề về thị giác như mất khả năng nhận biết vật, khả năng xác định màu sắc và chữ cái.

Bởi Vivian Dao - A Happy Introvert =================== ‣ Physiology, Cerebral Cortex Functions https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538496/ ‣ The Anatomy of the Brain. Theverywellmind.com Ảnh: St


21 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentários


Post: Blog2_Post

©2019 by A Happy Introvert. Proudly created with Wix.com

bottom of page